Anh (chị) hãy thuyết minh
giới thiệu cho du khách về cầu Thê Húc và lầu Đắc Nguyệt tại đền Ngọc Sơn (Hà
Nội).
Giới thiệu chung
Xin chào các thầy cô giáo và các bạn học sinh của trường CĐ Du Lịch Hà Nội, chào mừng thầy cô và các bạn đã tới Đền Ngọc Sơn, Tên tôi …, ….cc, HDV tại điểm của Đền Ngọc SơnThuyết Minh Cầu Thê Húc
Trước mắt các bạn bây giờ chính là Cầu Thê Húc, đây chính là cây cầu
dẫn chúng ta sang đảo Ngọc Sơn, nếu bạn nếu muốn sang được đảo Ngọc Sơn chúng
ta bắt buộc phải đi qua cây cầu này. Cầu được xây dựng năm 1856 với kiến trúc
gồm 15 nhịp với 32 chân xếp thành 16 đôi chạy song song từ bờ này sang bờ kia.
Ban đầu thì toàn bộ cây cầu đều được làm bằng gỗ nhưng đến cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đô
hộ nước ta chúng đã lấy đền Ngọc Sơn làm nơi ăn chơi trụy lạc. Nhìn thấy cảnh
bọn thưc dân làm loạn như vậy thì cậu bé Giang Văn Minh đã đốt cháy cây cầu để
cảnh cáo chúng, sau đó thì cây cầu đã được xây dựng lại với các chân bằng xi
măng cốt thép , còn trên mặt cầu vẫn được làm bằng gỗ ván, màu chủ đạo của cây
cầu vẫn là màu đỏ sẫm với ý nghĩa muốn hòa hợp Âm -
Dương. Đó là sự kết hợp giữa mặt nước hồ Hoàn Kiếm màu xanh tượng trưng
cho Âm còn màu đỏ của cầu tượng trưng cho Dương , với sự kết hợp Âm - Dương hài
hòa tức là đất trời hòa hợp tạo nên sự
thái bình và yên ấm cho nhân dân…
Các bạn có thể nhìn xa xa ra đoạn giữa của cây cầu các bạn sẽ nhìn thấy
3 chữ Thê Húc Kiều được sơn màu vàng nổi lên trên màu đỏ của cây cầu. Tâm niệm
danh sĩ Nguyễn Văn Siêu muốn xây cây cầu quay về hướng đông để hưởng chọn ánh sáng
mặt trời vào lúc bình minh - “hội tụ ánh sáng đẹp của mặt trời”.
Thuyết Minh Đắc Nguyệt Lầu
Bây giờ tôi xin mời các bạn chúng ta đi qua cầu và vào thăm đến Ngọc
Sơn, thưa các bạn trước mắt các bạn đây chính là Đắc Nguyệt Lâu ( Lầu được
trăng).
Sở dĩ lầu được gọi là lầu được trăng là vì ở vị trí này có thể hưởng trọn
ánh trăng sáng. Kiến trúc là một lầu nhỏ xinh xắn , gồm 2 tầng , 8 mái, tầng
trên nhỏ hơn trồng lên tầng dưới lớn hơn. Mỗi tầng thì có 4 mái, trên tầng 2 có
một cửa sổ hình tròn quay về hướng Đông
, bên trên cửa sổ có một tấm biển sơn son thiếp vàng với 3 chữ Đắc
Nguyệt Lầu.
Click vào link để tải full Bài thuyết minh về Cầu Thê Húc - Lầu Đắc Nguyệt :)
- Tài Liệu Hướng Dẫn Viên
- Hướng dẫn viên du lịch
- Bài thuyết minh Cầu Thế Húc - Lầu Đắc Nguyệt
- Thuyết minh Cầu Thê Húc
- Thuyết minh Lầu Đắc Nguyệt
1 Comment "Bài Thuyết Minh về cầu Thê Húc và Lầu Đắc Nguyệt"
Trời ơi. Giang Văn Minh là ông quan nhà Lê mất từ 1638 cơ mà @.@